Bánh gai bao nhiêu calo? Luôn là câu hỏi được mọi người đặt ta vì bánh gai là loại bánh được nhiều người yêu thích. Nhân đậu xanh có hương vị ngọt bùi cùng với dừa nạo ngọt nhẹ tạo nên hương vị rất cuốn hút người ăn và trở thành đặc sản của nhiều nơi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lượng calo của bánh gai qua bài viết dưới đây:
1. Bánh gai là gì?
Bánh gai còn được mọi người gọi đến với cái tên là bánh lá gai, đây là món ăn truyền thống và cũng là đặc sản của nhiều địa phương khác nhau ở vùng quê Bắc Bộ Việt Nam với hương vị dân dã, quen thuộc được nhiều người thích.
Bạn đang xem: Bánh gai bao nhiêu calo | Ăn nhiều có tốt không?
Bánh có hình dáng đơn giản, khuôn ngoài hình vuông có màu đen bao gồm vỏ bánh và nhân. Vỏ bánh được làm từ lá cây gai và nên có màu đen, bên cạnh đó là bột gạo nếp, đường tạo nên một khối bột dẻo và mịn làm nên vỏ bánh rất lạ mắt. Ruột bánh được làm từ đậu xanh, dừa tươi và đường nên có màu vàng. Ngoài ra, nhân bánh gai sẽ được làm theo nhiều kiểu khác nhau đối với địa phương làm khác nhau.
Từ xa xưa, như một cách truyền thống bánh gai thường được xuất hiện vào các dịp lễ Tết để con cháu thờ cúng tổ tiên với món ăn truyền thống này.
2. Bánh gai bao nhiêu calo?
Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thành phần dinh dưỡng của bánh gai bao gồm:
- 4,7 protein
- 2,5g chất béo
- 51,95g chất đường bột
- 0,35g chất xơ
- 239,50mg canxi
- 44,30mg phốt pho
- 0,56mg chất kẽm
Có thể nói, hàm lượng dinh dưỡng trong một chiếc bánh gai là khá cao, bánh gai cũng tốt cho cơ thể vì có nhiều chất khoáng giúp chúng ta tăng cường được các hệ miễn dịch.
Nhưng để trả lời cho câu hỏi bánh gai bao nhiêu calo chúng ta cùng phân tích về lượng nguyên liệu để làm nên chiếc bánh. Một chiếc bánh thông thường sẽ được bao gồm: gạo nếp, đậu xanh, chút mè, dừa…
Gạo nếp: Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lớp vỏ bánh được làm bằng gạo nếp hoàn toàn nên chứa khoảng 300calo.
Đậu xanh: Mỗi địa phương, khu vực sẽ có các loại đậu khác nhau như đậu xanh dừa, đậu xanh bí đao, đậu xanh mè…và 100g đậu xanh sẽ được chứa khoảng 328 calo.
Theo cách tính trên chúng ta có thể thấy gạo nếp và đậu xanh trong 100g, ước lượng một chiếc bánh gai 100g sẽ có khoảng 40g gạo nếp, 30g đậu xanh và 10g đường. Vậy lượng calo sẽ được tính như sau: 120 calo gạo nếp + 98,4 calo đậu xanh + 39 calo đường = 257, 3 calo. Câu trả lời cho câu hỏi bánh gai bao nhiêu calo là khoảng 257, 3 calo trong một chiếc bánh 100g. Tuy nhiên, tùy vào cách chế biến và số lượng nguyên liệu thì lượng calo trong một chiếc bánh sẽ cao hơn.
3. Ăn nhiều bánh gai có béo không?
Đầu tiên, chúng ta hãy tính lượng calo trong một bữa chính của một người trưởng thành bình thường. Một ngày, chúng ta cần khoảng 2000 calo và mức này được chia cho 3 bữa ăn chính. Như vậy, mức năng lượng cần nạp cho 1 bữa ăn chính là 667 calo.
Để có một bữa ăn no bánh gai cho bữa ăn chính của mình, chúng ta cần ăn khoảng 5 cái. Như vậy, nếu ăn bánh gai vào bữa chính của mình chúng ta nạp vào khoảng 1500 calo để nạp năng lượng.
Khi so sánh mức năng lượng trên chúng ta có thể thấy một bữa ăn no với bánh gai lượng calo lớn hơn rất nhiều so với một bữa ăn được cho phép. Khi lượng calo dư thừa không kịp đốt cháy sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa và tăng cân. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi ăn nhiều bánh gai có béo không chính là có.
4. Một số câu hỏi khi ăn bánh gai
4.1 Ăn bánh gai có tốt không?
Với năng lượng 250 calo trong một chiếc bánh gai, các chuyên gia dinh dưỡng phân tích rằng một chiếc bánh gai sẽ có: 4.7 chất đạm, 2.5g chất béo, 51.95g bột đường, 0.35g chất xơ, 239.50mg canxi, 44.30mg phốt pho, 0.56mg kẽm, hàm lượng protein được đánh giá rất cao để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Không những vậy, bánh gai giúp chúng ta tăng hệ miễn dịch trong cơ thể vì có nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi, sắt, kẽm. Có chứa bột đường có vị ngọt dịu nên bánh gai là một liều thuốc để giúp người ăn giải tỏa căng thẳng, stress. Nhưng không vì vậy mà chúng ta được phép lạm dụng khi ăn bánh gai, chỉ nên ăn một lượng nhất định vì nó khiến ta tăng lượng đường trong máu.
4.2 Bà bầu ăn bánh gai được không?
Các nguyên liệu làm nên bánh gai là lá gai, bột nếp, đậu xanh, dừa tươi đều tốt cho sức khỏe, nên bác sĩ cho rằng các bà bầu có thể hoàn toàn được ăn bánh gai trong thời gian mang bầu. Các nguyên liệu này đều an toàn và mang lại năng lượng tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bánh gai có chứa kẽm, sắt canxi và nhiều loại khoáng chất nên có thể đem đến sự phát triển của thai nhi.
Không những vậy, bánh gai có thể giúp các bà bầu giải tỏa stress trong thời kì mang thai, giúp chúng ta cũng như các bà bầu cải thiện được các việc tiểu tiện, chống táo bón. Vì vậy, chúng ta có thể biết được rằng bà bầu có thể hoàn toàn được ăn bánh gai trong thời kì mang thai của mình.
4.3 Ăn bánh gai có làm mất sữa không?
Có thể nói, bánh gai đem lại hiệu quả rất tốt cho thai nhi khi mẹ bầu ăn vào nhưng nhiều người lại phân vân không biết ăn bánh gai có bị mất sữa không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, khi ăn bánh gai các mẹ bầu sẽ không bị mất sữa. Ngược lại, với các chất dinh dưỡng nhiều như vậy, món ăn này còn đem đến nguồn cung cấp các chất khác nhau tốt cho sữa và tăng được chất lượng sữa cho mẹ.
Xem thêm : 1 tô súp gà bao nhiêu calo? Ăn súp gà có béo không? Chuyên gia giải đáp
Nhưng cũng không có nghĩa phụ nữ sau khi sinh được phép ăn nhiều bánh gai mà chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Vì khi ăn nhiều sẽ dẫn đến các tình trạng như tiểu đường, huyết áp hay béo phì.
5. Cách làm bánh gai tại nhà
5.1 Nguyên liệu làm bánh gai
Gạo nếp: 1kg
Lá gai khô: 200 gr
Đậu xanh: 300gr
Dừa nạo: 100gr
Lá chuối khô gói bánh: 20 cái
Tro bếp củi: 3kg
Mè trắng: 1 chén con
Đường: 700 gr
5.2 Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, chúng ta lấy gạo rửa sạch và ngâm với nước trong khoảng 7-8 tiếng hoặc cũng có thể ngâm qua đêm. Sau đó, gạo được vớt ra để thật ráo nước và đi nghiền thành bột.
Nước đắng cần được chắt từ tro bếp. Cho tro vào túi lót 1 lớp vải sau đó, đổ tro bếp vào rổ, thêm khoảng 5 lít nước rồi chắt lấy phần nước tro bên dưới làm nước để nấu lá gai.
Khi chắt xong chúng ta có phần nước tro sau đó đem đổ vào 1 cái nồi to rồi bắc lên bếp. Khi nấu ta cho thêm lá gai khô vào nấu đến khi lá gai mềm thì bắc xuống bếp.
Bạn đổ phần lá gai nấu trong nồi ra 1 cái rổ to cho ráo nước và rửa thật sạch lại với nước, vắt thật khô. Sau cùng, bạn lấy phần lá gai đã ráo nước bắc lên chảo hoặc 1 cái nồi to rang đến khi khô.
Bước 2: Làm bột bánh
Để trộn bột làm bánh, bạn cho lá gai đã rang khô, đường, 1kg bột đã nghiền vào máy trộn, trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hoà quyện lại với nhau thành hỗn hợp bột mịn, có màu hơi nâu, không dính tay là được.
Bước 3: Làm nhân bánh
Đậu xanh bạn rửa sạch, ngâm nước khoảng 2 – 4 tiếng sau đó cho vào xửng hấp chín.
Tiếp đến, bạn bắc đậu xanh đã chín lên chảo, thêm đường vào, đảo đều và sên nhân bánh để đường tan hết thì tắt bếp, để nguội.
Cuối cùng, bạn trộn thêm dừa tươi nạo sợi vào, đảo đều là xong phần nhân bánh.
Bước 4: Nặn bánh và gói bánh
Bột sau khi đã nhào thì bạn chia thành phần các bằng nhau, thêm nhân bánh vào giữa, vo thành hình tròn rồi lăn qua 1 lớp vừng để vừng bám quanh lớp vỏ bánh.
Sau đó bạn dùng lá chuối khô cuốn lại khoảng 3 vòng, gấp hai đầu bánh lại, làm tương tự với phần bột bánh còn lại.
Bước 5: Hấp bánh
Cuối cùng, bạn cho bánh đã gói vào nồi xửng hấp, hấp khoảng 1 tiếng để cho bánh chín đều là được.
Sau đó bạn vớt bánh ra rổ, dùng khăn lau bớt nước còn lại trên vỏ lá chuối. Để bánh nguội là bạn có thể thưởng thức rồi đó.
Bước 6: Thành phẩm
Những cái bánh gai thơm ngon với phần vỏ bánh sau khi chín có màu đen cuốn hút. Lớp bánh dai dai, dẻo thơm kết hợp cùng phần nhân dừa, đậu xanh ngọt bùi, béo ngậy tạo nên hương vị cực kì hấp dẫn.
6. Lưu ý khi chọn mua nguyên liệu
Cách chọn mua đậu xanh thơm ngon, an toàn
Khi chọn đậu, chúng ta cần lựa chọn đậu để được đậu thật thơm và ngon. Những hạt đậu được chọn phải là đậu có màu thật tươi sáng, có đốm trắng ở bụng, khi ngửi vẫn có mùi thơm thoảng.
Đậu nên chọn là đậu có hình bầu dục, trong trĩnh không bị gãy đôi, trầy xước và sáng bóng chứ không bị thâm hoặc mốc.
Khi mua chúng ta nên tránh những hạt quá lép, bị gãy hoặc méo, sâu mọt ẩm mốc. Hay những hạt có màu lạ do bị tẩm hóa chất, mùi lạ, đây là những hạt đậu đã bị hư, kém chất lượng.
Cách chọn mua gạo nếp ngon, đảm bảo
Để giữ được các chất của hạt gạo: chất xơ chất khoáng và vitamin thì chúng ta không nên chọn hạt đã được xay xát kĩ.
Hạt gạo được đảm bảo chất lượng là hạt còn giữ được độ tròn đều, bóng, không bị nát, và không có hạt khác màu pha lẫn vào. Khi nhai thử chúng ta cảm nhận được vị ngọt nhẹ, thơm.
Chúng ta cần tránh các loại hạt không đảm bảo chất lượng như có màu trắng quá do bị tẩy, bị ẩm ốc, khi ngửi có mùi lạ. Các hạt có chứa các chất chống ẩm, chống mối mọt.
Tham khảo thêm về Bánh tráng trộn bao nhiêu calo tại: Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Một số lưu ý và cách làm
Thông qua bài viết này, Blog Vimi hi vọng đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức hữu ích về Bánh gai bao nhiêu calo? Để từ đó có sự lựa chọn chính xác của mình khi ăn. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng, chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức về lĩnh vực van công nghiệp, và là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản phẩm này tại thị trường Việt Nam. Một số các dòng sản phẩm chính đó là van bướm, van bi, van cổng,.. Liên hệ ngay Hotline của Vimi để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.
Nguồn: https://alphatek.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực